NaOH là gì?
NaOH (xút) là một loại hợp chất vô cơ của Natri, có tên gọi là Natri Hydroxit, Hydro Natri, Sodium Hydroxide hay xút ăn da.
Natri Hydroxit tinh khiết ở dạng chất rắn, có màu trắng, ở dạng vảy, viên, hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Vì Natri Hydroxit rất dễ hấp thụ khí CO2 có trong oxy, nên nó thường sẽ được bảo quản trong bình có nắp đậy kín hoặc được đóng gói kỹ lưỡng trong bao bì có nhiều lớp bảo vệ.
NaOH (xút) có thể phản ứng mạnh mẽ với nước (H2O) và giải phóng ra lượng nhiệt lớn, hòa tan được trong Metanol, Etanol và cũng hòa tan được trong ete và những dung môi không phân cực.
NaOH (xút) là hóa chất được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Ví dụ như các loại hóa chất dùng để xử lý nước thải; hóa chất ngành bao bì, giấy; hóa chất tẩy rửa; công nghệ lọc sơn, dầu; công nghệ nhuộm;… được sản xuất từ các hóa chất từ xút như Al(OH)3, chất trợ lắng PAC, Silicat Natri,…
* Các loại NaOH (xút) phổ biến
Xút vảy
Xút vảy có đặc tính hút ẩm mạnh mẽ và sinh nhiệt khi hòa tan trong nước. Vì vậy, khi hòa tan xút cần phải sử dụng nước lạnh.
Xút vảy có thể phản ứng được với nước, axit hữu cơ, axit vô cơ, este, bazơ mạnh, hợp chất halogen hữu cơ, các hợp chất có gốc Nitơ,…
Ngoài ra, xút vảy còn có tính ăn mòn mạnh (gọi là xút ăn da), bạn nên tuân thủ những quy tắc an toàn lao động trước khi sử dụng chúng.
Tính chất:
Có chứa hàm lượng NaOH 99%, có màu trắng, tồn tại ở dạng xút vảy.
Dễ tan trong cồn, nước, Glycerin.
Không tan được trong những dung môi phân cực và ether.
Hút ẩm mạnh.
Không có mùi.
Khối lượng phân tử: 40g/mol
Nhiệt độ nóng chảy: 323 độ C
Nhiệt độ sôi: 1388 độ C
Dễ tan trong nước lạnh.
Nồng độ pH: 13.5
Tỷ trọng: 2.13
Xút hạt
Xút hạt (Sodium khan/Caustic soda), có công thức hóa học là NaOH, ở dạng chất rắn, hạt màu trắng. Xút hạt có tính Bazơ mạnh nên được dùng trong quá trình xử lý nước thải, giúp tăng nồng độ pH của nguồn nước cần xử lý.
Tính chất
Dễ tan trong nước, Glycerin và cồn.
Không mùi.
Nhiệt độ nóng chảy: 318.4 độ C
Độ hòa tan: 111g/10ml ở 20 độ C
Nồng độ pH: 14
Mật độ: 1.1 kg đến 1.2 kg/ dm3
Công dụng của xút trong xử lý nước thải
NaOH (xút) giúp điều chỉnh nồng độ pH của nước thải cần xử lý trong hệ thống. Trong nước thải có chứa nhiều muối và axit sẽ làm giảm độ pH trong nước. Vì vậy, người ta dùng NaOH để trung hòa lại. Việc đưa pH trong nước thải về nồng độ thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý nước thải.
Ngoài ra, trong quá trình xử lý nước thải có chứa hàm lượng COD cao hay nước thải sinh hoạt, nếu bạn muốn xử lý được bằng vi sinh thì cần phải nâng nồng độ pH lên bằng cách bổ sung NaOH vào. Khi đó sẽ giúp các vi sinh có thể phát triển thuận lợi, tạo ra sinh khối. Các vi sinh vật sống và phát triển tốt có nghĩa là quá trình xử lý nước thải đang diễn ra hiệu quả.
Chúng ta có thể thấy được sự quan trọng của NaOH (xút) trong xử lý nước thải. Nên biết cách lựa chọn xút sao cho phù hợp để tránh xảy ra phản tác dụng.
Cách sử dụng xút trong xử lý nước thải
Hiện nay, người ta thường dùng bơm định lượng để châm NaOH (xút) vào trong nước cần được xử lý. Các bơm định lượng là các dạng bơm màng, bơm piston,…
NaOH (xút) có thể được sử dụng trực tiếp vào nước thải hay có thể được pha thành dung dịch trước khi sử dụng.
Nhiệt lượng đáng kể sẽ được sinh ra trong quá trình pha loãng xút. Vì vậy, bạn cần để ý về tốc độ pha loãng của nó. Khi làm nguội phải kiểm soát cẩn thận để không sôi hay bắn ra phía xung quanh.
Bạn cần phải sử dụng những thiết bị chuyên dụng để sử dụng xút với liều lượng chính xác và đạt được hiệu quả.
Những cách bảo quản NaOH (xút)
Nên bảo quản NaOH (xút) ở những nơi khô ráo, không ô nhiễm, nhiều axit và ẩm ướt.
Chứa NaOH (xút) trong những bao tải, bao PP có chất liệu PE bên trong.
Lưu ý khi sử dụng NaOH (xút)
Ngoài những đặc tính mà NaOH (xút) mang lại trong các ngành công nghiệp thì hóa chất này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho con người khi sử dụng không đúng cách. Một số lưu ý khi sử dụng NaOH (xút) mà chúng ta cần lưu ý:
Nếu hít phải khí NaOH trong khoảng thời gian lâu sẽ gây ngạt thở, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.
Nếu NaOH (xút) dính vào da, bạn sẽ cảm giác vùng da chỗ đó bị nhớt và sẽ gây bỏng rát. Nếu dính vào quần áo sẽ gây mục nát và ăn mòn.
Nếu nuốt phải NaOH (xút) sẽ gây bục dạ dày của bạn, vì trong dạ dày có độ ẩm cao nên NaOH sẽ phản ứng với nước, sau đó sinh ra nhiệt và dẫn đến hiện tượng trên.
Khi NaOH (xút) dính vào mắt sẽ gây tổn thương vùng mắt, trường hợp nặng sẽ dẫn đến mù lòa. Vì vậy khi làm việc trực tiếp với NaOH cần phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu được vai trò của NaOH (xút) trong việc xử lý nước thải.