Mùi hôi phát sinh từ công đoạn nào trong hệ thống xử lý nước thải, các cách giải quyết mùi hôi nhanh chóng. Lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Trong giai đoạn hiện nay, nhà máy, khu dân cư không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản là đủ cơ sở vật chất để sinh hoạt và sản xuất, mà cách doanh nghiệp càng ngày càng hướng đến xây dựng một môi trường sống, làm việc trong lành vững mạnh. Các khuôn viên khu đô thị, nhà máy được trang hoàng giống như công viên, khu vui chơi. Do đó việc nước thải không được xử lý hoặc có mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải là điều không thể chấp nhận được. Chính vì thế việc đầu tư một hệ thống xử lý mùi là một điều cần thiết và tương đối quan trọng.
1. Ảnh hưởng của mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
Mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến dân cư khu vực xung quanh
- Gây khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cảm nhận của người vận hành,
- Gây ức chế khó chịu, và làm xấu cảnh quan, khuôn viên công ty
- Đặc biệt, hệ thống đang vận hành nếu phát sinh mùi hôi có thể là biểu hiện để nhận biết hệ thống đang gặp sự cố và ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra.
2. Nguyên nhân phát sinh mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải
Do đặc tính nước thải chứa nhiều thành phần ô nhiễm gây mùi, ví dụ nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ là điều kiện lý tưởng cho các vi sinh vật kỵ khí phát triển gây ra các khí có mùi đặc trưng... Cụ thể mùi hôi trong hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ các nguồn sau:
- Mùi hôi phát sinh từ bể tự hoại hay bể phốt: trong bể phốt tồn tại các chủng vi sinh vật yếm khí phân hủy các hợp chất hữu cơ từ chất bài tiết của con người thành nước và các chất khí, các chất khí này bao gồm: NH3, H2S, CH4... các khí này gây mùi rất mạnh. Nếu không có biện pháp thông khí bể tự hoại, lượng mùi này bay ra ngoài không khí gây mùi cho toàn bộ khu vực xung quanh.
- Mùi hôi phát sinh từ bể biều hòa: Bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải có nhiệm vụ điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, trong bể điều hòa luôn luôn có hệ thống sục khí từ máy thổi khí nhằm điều hòa nồng độ các chất ô nhiễm cũng như ngăn sự phát triển của các vi sinh vật kỵ khí trong bể. Khi lượng khí cấp vào không đủ, hoặc bị gián đoạn, các vi sinh vật kỵ khí phát triển sẽ gây nên tình trạng phân hủy kỵ khí, vi sinh vật yếm khí hoạt động sản sinh khí H2S, CH4 gây mùi hôi thối khó chịu.
- Mùi hôi phát sinh từ cụm bể sinh học: Trong bể sinh học luôn luôn được cấp khí để duy trì hoạt động vi sinh vật, sau khi được sục qua nước, lượng khí dư và lượng khí sinh ra do quá trình sinh hóa của vi sinh vật sẽ thoát ra ngoài. Các khí này có mùi ngai ngái tương đối khó chịu
- Mùi của các loại hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước thải.
- Mùi hôi phát sinh từ bể chứa bùn và các quá trình xử lý bùn, bùn thải trong quá trình xử lý nước thải thường chứa lượng chất hữu cơ rất lớn, việc tập kết bùn tại một điểm sẽ phát sinh sự phát triển của vi sinh vật kỵ khí gây các mùi hôi thối khó chịu, các mùi đặc trưng ở đây vẫn là NH3 và H2S
3. Các cách giải quyết mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải
Các phương pháp kiểm soát mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải bao gồm một chuỗi các biện pháp sau:
- Đối với nước thải có mùi hôi, hệ thống thu gom nước thải phải được làm kín, có lắp đặt các con thỏ ngăn mùi tại các điểm phát sinh nước thải.
- Tính toán lượng khí sục vào bể điều hòa, cụm bể sinh học hợp lý để đảm bảo không có quá trình kỵ khí diễn ra tại đây
- Đối với bể tự hoại nên có hệ thống thông khí, trong trường hợp gần hệ thống xử lý nước thải thì có đường thu gom khí về chung hệ thống xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải.
- Nên có khu vực riêng thông thoáng để chứa hóa chất, có mái che đậy tránh trường hợp phát sinh mùi không kiểm soát
- Thu gom và xử lý bùn đúng định kỳ: cần phải áp dụng tốt các phương pháp xử lý bùn thải như: phương pháp xử lý bùn kỵ khí, hiếu khí, phương pháp sử dụng máy ép bùn, sân phơi bùn...
Lắp đặt các hệ thống xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải để thu gom toàn bộ lượng khí thải phát sinh.