Nước thải khu dân cư là nước thải sinh hoạt của cá nhân như: tắm, giặt, nước vệ sinh, nước thải từ quá trình lau nhà cửa,… Nước thải sinh hoạt của khu dân cư có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy, giàu N, P, BOD, COD,Coliform khá cao.
Bạn đang cần xử lý nước thải khu dân cư
Nước thải khu dân cư là nước thải sinh hoạt của cá nhân như: tắm, giặt, nước vệ sinh, nước thải từ quá trình lau nhà cửa,… Nước thải sinh hoạt của khu dân cư có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy, giàu N, P, BOD, COD,Coliform khá cao.Vì vậy xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư trước khi thoát ra môi trường. Nước thải khu dân cư là một trong những loại nước thải đơn giản dễ xử lý, tuy nhiên để thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư xử lý hiệu quả, đảm bảo mỹ quan đô thị của khu dân cư, chi phí hợp lý đó mới là vấn đề quan tâm của các nhà đầu tư.
Đặc tính chung của nước thải khu dân cư?
Đặt tính của nước thải sinh hoạt khu dân cư thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ số BOD5/COD), các chất, chất dinh dưỡng (N,P), các vi trùng gây bệnh (coliform, E.Coli,…).
Tùy vào lưu lượng, thành phần tính chất nước thải mà chủ đầu tư và các cơ quan quản lý lựa chọn phương pháp, quy trình, công nghệ xử lý phù hợp nhất.
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải khu dân cư
Nước thải khu dân cư theo đường ống thu gom, trước khi đi vào hệ thống xử lý có đặt song chắn rác hay lưới lọc rác, để loại bỏ rác có kích thước lớn, trách tắc nghẽn đường ống, tăng tuổi thọ cho máy móc, thiết bị cho các công trình phía sau. Tiếp theo nước thải được bơm qua bể tách dầu mỡ, mục đích của bể tách dầu là loại bỏ dầu mỡ ra khỏi nguồn nước để không làm chết vi sinh ở bể sinh học.
Sau đó nước được bơm qua bể điều hòa, máy thổi khí được đặt ở bể điều hòa, bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ để đảm bảo các bể phía sau xử lý ổn định, không bị sốc tải cho bể sinh học.
Nước thải được đưa qua cụm xử lý sinh học để xử lý, mục đích của xử lý sinh học là loại bỏ hàm lượng chất hữu cơ, N,P, BOD,… trong bể sinh học có đặt màng lọc MBR, màng lọc MBR không những có chức năng giữ lại các cặn nhỏ mà còn giữ lại các vi sinh độc hại. Nước thải sau khi qua bể xử lý sinh học có màng MBR thì đảm bảo đạt tiêu chuẩn mà không cần hóa chất khử trùng, vì thế trong quá trình xử lý bằng phương pháp này không sử dụng hóa chất mà nước thải vẫn đạt theo QCVN 14:2008/BTNMT, cột A. Nước sau xử lý có thể nuôi cá, tưới cây và sử dụng để cung cấp hệ thống PCCC.
Ưu điểm của xử lý nước thải khu dân cư bằng phương pháp này:
- Dễ vận hành, lắp đặt với chi phí hợp lý
- Ít tốn diện tích
- Đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn
- Áp dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý tại các khu dân cư