Lập những trạm quan trắc môi trường tự động nhằm kiểm tra và giám sát hoạt động xả thải được đề cập tới khá nhiều. Vậy quan trắc môi trường là gì? Những ưu thế của trạm quan trắc môi trường tự động như thế nào? Đặc điểm của các trạm quan trắc môi trường như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.
Quan trắc môi trường là gì? Đặc điểm của quan trắc môi trường.
Quan trắc môi trường là một trong các công việc bắt buộc để lập báo cáo hiện trạng môi trường định kỳ nộp cho các cơ quan quản lý môi trường. “Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.
Thông tin có thể bạn quan tâm :
- Xây dựng và triển khai hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
- Tư vấn xây lắp hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
- Bảo trì nâng cấp hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
- Những công nghệ hay được dùng trong hệ thống xử lý nước thải.
- Những quy chuẩn quốc gia về xử lý nước thải
Hoạt động quan trắc môi trường luôn là một hoạt động không thể tách rời của công tác bảo vệ môi trường. Tầm quan trọng của hoạt động quan trắc ngày càng được khẳng định, hệ thống quan trắc môi trường có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu, các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường ở các phạm vi khác nhau để phục vụ các yêu cầu tức thời hay dài hạn của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Theo luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 tùy vào quy mô hoạt động và mức độ ảnh hưởng đến môi trường của từng đơn vị, từng ngành nghề khác nhau để có mức độ, tần suất quan trắc môi trường khác nhau như: quan trắc môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, độ ồn, rung…vv…Mỗi một chương trình quan trắc đòi hỏi trình tự, quy trình và kỹ thuật quan trắc khác nhau để có thể đạt được kết quả khả quan nhất hoàn thiện báo cáo hoàn thành sát với nội dung mà doanh nghiệp đã cam kết với cơ quan quản lý môi trường trước đó.
Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:
Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế
Quan trắc môi trường bao gồm:
– Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;
– Theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.
– Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.
– Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.